Xổ số kiếm tiền trên x | Nhận 150K miễn phí

Search by category:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG MIỀN TRUNG
40 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trưởng thành cùng với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, Trường Cao đẳng GTVT Miền Trung có lịch sử phát triển đáng tự hào.

Cách đây đúng 40 năm, ngày 13 tháng 8 năm 1971, trên tuyến lửa Khu 4 anh hùng, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta bước vào giai đoạn gay go, ác liệt nhất, Trường Công nhân công trình I (tiền thân của Trường Cao đẳng GTVT Miền Trung ngày nay được thành lập tại rừng Đại Ngàn, Hương Sơn, Hà Tĩnh (theo Quyết định số 162 ngày 13/8/1971 của Bộ trưởng Bộ GTVT).
Với nhiệm vụ Nhà trường được giao hết sức quan trọng lúc bấy giờ là đào tạo đội ngũ công nhân có kỹ thuật, có phẩm chất, đạo đức tốt, kịp thời bổ sung lực lượng xung kích cho ngành GTVT, góp phần phục vụ bảo đảm thông suốt mạch máu giao thông, vì tiền tuyến lớn, vì sự nghiệp giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Là con đẻ và là nơi đào tạo, cung cấp lực lượng nòng cốt về công nhân kỹ thuật cho Cục công trình I mà ngày nay lực lượng chính là Khu quản lý đường bộ IV và Tổng công ty xây dựng công trình GT4, tên tuổi và hoạt động sản xuất, đào tạo của Trường gắn chặt với nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Cục công trình I trong chiến tranh và ngay sau khi chiến tranh kết thúc. Nhiều cán bộ, công nhân nguyên là CBVC, giáo viên và học sinh Nhà trường đã có nhiều đóng góp về sức lực, trí tuệ, máu thịt của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ mạng lưới giao thông – mạch máu chính nối liền hậu phương lớn miền Bắc XHCN và tiền tuyến lớn miền Nam, khôi phục và phát triển mạng lưới giao thông trên khu vực Bắc Miền Trung phục vụ cho công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng đất nước thống nhất.
Sau khi đế quốc Mỹ ngừng ném bom đánh phá miền Bắc, để tạo điều kiện cho Trường phát triển tốt hơn, đáp ứng cao hơn cho nhu cầu đào tạo nhân lực của ngành, năm 1973, với sự hỗ trợ về mọi mặt của các đơn vị thành viên Cục công trình ITrường đã chuyển vềdưới chân núi Hồng lĩnh thuộc xã Xuân Viên – Nghi Xuân – Hà Tĩnh. Trong hoàn cảnh kinh tế đất nước và cơ sở vật chất nhà trường còn vô cùng thiếu thốn, thầy và trò vừa ra sức học tập vừa tự xây dựng trường. Với mặt bằng xây dựng rộng, thoáng, với không ít mồ hôi, sức lực của thầy và trò đổ ra, những dãy nhà mái ngói xi măng đã được xây dựng nên. Đó là giảng đường, là xưởng thực hành, là nơi ăn ở của CBVC, giáo viên và học sinh. Với khẩu hiệu “Dù gian khổ đến đâu cũng phải dạy tốt, học tốt”, Trường đã liên tục hoàn thành các chỉ tiêu đào tạo mà Cục đã giao, góp phần bổ sung đáng kể lực lượng lao động kỹ thuật cho ngành trong những năm đầu phục hồi hậu quả chiến tranh.
Ngày 19/02/1983 Trường được đổi tên thành Trường Công nhân kỹ thuật 4 (trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng công trình giao thông IV.
Đây là thời kỳ khó khăn nhất trong lịch sử phát triển Trường. Trường đóng trên một địa bàn rất khắc nghiệt về thời tiết khí hậu, điều kiện ăn ở, sinh hoạt, đi lại và tiếp cận thị trường của học sinh và CBVC là rất khó khăn. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo còn thô sơ và lạc hậu. Mặc dù công tác cán bộ đã được BGH nhà trường quan tâm, đổi mới, song Trường chưa phải là địa chỉ hấp dẫn để thu hút các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ, kỹ sư giỏi, có kinh nghiệm về trường giảng dạy. Vì thế, năng lực đào tạo của Trường còn thấp, ngành nghề đào tạo chưa được mở rộng để đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật trong khu vực. Số lượng học sinh học tại trường hàng năm ổn định ở mức thấp từ 300-400 HS/năm.Đã có những thời điểm Trường có nguy cơ giải thể hoặc sát nhập vào Trường khác trong khu vực.
Cùng với sự nghiệp đổi mới do Đại hội VI (1986) của Đảng khởi xướng, thực hiện đổi mới tư duy về mọi mặt, Ban lãnh đạo Nhà trường trong giai đoạn này đã cố gắng hết sức mình, hoàn thiện về cơ cấu tổ chức nhà trường, đa dạng hoá ngành nghề đào tạo: Từ việc bổ túc văn hoá, bồi dưỡng lý luận chính trị cho công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý, Trường đã bắt đầu mở rộng các ngành nghề đào tạo thông dụng cần thiết phục vụ cho xây dựng các công trình GTVT như nề bê tông, mộc công trình, xây dựng đường bộ, Xây dưng cầu (kích kéo),đặt đường sắt, khai thác đá, điện dân dụng và công nghiệp, gia công cơ khí (sắt, gò, hàn, rèn, nguội), vv..
Đến cuối Năm 1986, được sự nhiệt tình ủng hộ của các cấp, các ngành nhất là UBND Tỉnh Nghệ An, UBND Huyện Nghi Lộc, Nhân dân xã Nghi liên và Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng công trình Giao thông IV, Nhà trường đã khởi công xây dựng trụ sở tại địa điểm mới – xã Nghi Liên, Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An (nay là đường Thăng Long, xã Nghi Liên, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An)  – Vị trí mà Trường đóng hiện tại là cửa ngõ vào Thành phố Vinh – trung tâm kinh tế, văn hoá của Bắc Miền Trung. Với diện tích mặt bằng rộng gần 7 ha, đây là một địa điểm lý tưởng cho việc quy hoạch lâu dài, xây dựng Trường với quy mô lớn hơn, hiện đại hơn.
Với quyết tâm và niềm tin sớm xây dựng được trường thành một cơ sở đào tạo đàng hoàng hơn, hiện đại hơn, thầy trò Nhà trường đã tự san lấp mặt bằng, đốt vôi, nung gạch xây dựng nên nhiều nhà xưởng, giảng đường, ký túc xá cho học sinh và nhà ở cho CBVC. Sau hơn 3 năm vừa giảng dạy và học tập tại cơ sở cũ, vừa miệt mài lao động tại cơ sở mới của thầy và trò Nhà trường, một khu trường mới đã được hình thành, tuy chỉ mới những dãy nhà cấp 4 đơn sơ, song đã đáp ứng được cơ bản các yêu cầu đào tạo các nghề truyền thống của Trường. Tháng 4/1989, Trường chính thức chuyển toàn bộ hoạt động về trụ sở mới này.
Ngày 22/5/1989 Trường được đổi tên thành Trường Công nhân kỹ thuật trực thuộc Cục đường bộ Việt Nam – Bộ GTVT.
Số lượng học sinh đến học ở trường đã tăng lên đáng kể so với trước đây, năm sau luôn cao hơn năm trước. Quy mô đào tạo của trường đã đạt trên 500 HS/năm. Điều này đã cũng cố niềm tin cho tập thể lãnh đạo và CBVC Nhà trường rằng trụ sở trường mới chính là nơi “đất lành chim đậu”.
Ngày 17/9/1993 Trường được đổi tên thành Trường Kỹ thuật – Nghiệp vụ Giao thông Vận tải Miền Trung.
Đây là giai đoạn Trường đã có sự phát triển về nhiều phương diện (cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, nội dung, chương trình, quy mô chất lượng và hiệu quả đào tạo,…).
Đầu năm 1994 được Nhà nước đầu tư bằng dự án cải tạo, nâng cấp trường với số vốn ban đầu gần 10 tỷ đồng.Từ đó dần dần đã làm cho Trường đã cơ bản thay da, đổi thịt. Từ những trang thiết bị dạy học đơn sơ như: bay xây, xẻng, dụng cụ gò, hàn, mộc, với mục tiêu mở rộng ngành nghề, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, kỹ năng tay nghề cho học sinh khi ra trường, Trường đã được đầu tư và tự đầu tư mua sắm hàng loạt máy móc, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo các ngành nghề truyền thống, đào tạo mở rộng theo nhu cầu thị xã hội và thực tế sản xuất. Đến năm 2003, năm cuối cùng của Trường Kỹ thuật – Nghiệp vụ GTVT Miền Trung, Trường đã có cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm công tác đào tạo và phục vụ đời sống cho hơn 2.000 HS/năm.
Đa dạng hoá mô hình đào tạo, đào tạo theo phương thức đa nghề, mở rộng phạm vi tuyển sinh đến tất cả các tỉnh Khu IV cũ, nam Trung bộ và Tây Nguyên, thực hiện liên danh, liên kết trong đào tạo,.
Từ những ngành nghề đào tạo giản đơn như nề, mộc, kích kéo, đường bộ và các nghề gia công cơ khí như sắt, hàn, gò, nguội, đến thời điểm này Trường đã là một trong 16 trường đào tạo nghề chính quy của Bộ Giao thông – Vận tải, với danh mục 14 nghề đào tạo. Những nghề này được xem là những nghề đào tạo truyền thống của trường đến tận ngày nay.
Ngoài ra Trường còn liên kết với Trường Đại học GTVT Hà Nội, các trường Đại học, Cao đẳng khác trong nước mở các lớp đại học tại chức các chuyên ngành Xây dựng cầu đường bộ, Máy xây dựng, Kế toán doanh nghiệp, Kinh tế GTVT, các lớp Quản lý sản xuất kinh doanh, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ..v.v.
Nâng cao năng lực cán bộ quản lí và giáo viên, hàng năm tổ chức đều đặn hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp trường, tham gia tích cực các cuộc thi giáo viên dạy nghề giỏi cấp tỉnh, cấp Bộ và toàn quốc. Nhiều giáo viên và đoàn giáo viên nhà trường qua các năm đã đạt được nhiều danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp tỉnh, ngành và Quốc gia.
Ban Giám hiệu Trường không ngừng động viên và tạo mọi điều kiện cho giáo viên và cán bộ học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, từng bước đưa đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về mọi mặt.
Với sự đổi mới, nổ lực từ nhiều phương diện, Trường Kỹ thuật – Nghiệp vụ GTVT Miền Trung đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Trường đã được thị trường dạy nghề khu vực chấp nhận là một trung tâm đào tạo nghề có uy tín, chất lượng. Số học sinh theo học tại trường ngày càng đông. Năm 1994 lưu lượng học sinh theo học tại trường là 790 HS, thì đến năm 2001 con số đó đã là 1545 HS.
Bằng nổ lực của chính mình, được sự quan tâm của các ngành, các cấp, vượt qua thời kỳ khó khăn của những năm 80-90, Trường đã vươn lên một vị thế mới, tạo nền tảng cơ bản về cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí, chuẩn bị cho việc nâng cấp Trường .
Ngày 23/12/2003 Trường được nâng cấp thành Trường trung học Giao thông Vận tải Miền Trung.
Song song với việc duy trì đào tạo các nghề truyền thống ở các hệ TCN và SCN, Trường bắt đầu thực hiện đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp cho 3 chuyên ngành: Xây dựng cầu đường bộ;Cơ khí sữa chữa ô tô, máy xây dựng vàKế toán doanh nghiệp, đáp ứng cho nhu cầu học tập ngày càng tăng đối với các đối tượng học sinh đã tốt nghiệp THPT trong khu vực. Trong khi một số trường và trung tâm đào tạo khác trên địa bàn gặp không ít khó khăn trong vấn đề tuyển sinh, nhưng số lượng học sinh nhập học hàng năm tại các hệ đào tạo của trường luôn được ổn định. Trường luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu tuyển sinh được giao.
Mặc dù còn rất nhiều khó khăn thách thức về khách quan và chủ quan, song với sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ, BGH Nhà trường, Trường đã không những đứng vững ở vị thế mới mà còn phát triển vững chắc, theo hướng đi lên cả về hình thức lẫn chiều sâu mà mũi nhọn là việc nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường lần thứ 14 nhiệm kỳ 2005-2010 đã đưa ra nhiệm vụ chiến lược: “Không ngừng hoàn thiện mọi mặt về cơ sở vật chất kỹ thuật và chương trình đào tạo, cơ cấu về bộ máy quản lý và đội ngũ giáo viên, tạo bước đệm quan trọng để trường có thể nâng cấp thành trường Cao đẳng chuyên nghiệp trong các năm 2008 – 2010”.
Để hoàn thành nhiệm vụ chiến lược này, trong một thời gian ngắn Trường đã nổ lực làm tốt các nhiệm vụ như:
– Hoàn thành các hạng mục cuối cùng của dự án “cải tạo và nâng cấp” trường vào cuối năm 2006, đáp ứng trường có đủ số phòng học lý thuyết và thực hành cho lưu lượng đào tạo 3000 HS-SV/năm.
– Nâng cấp các các phòng học, giảng đường, khu làm việc hành chính, thư viện, hội trường, phòng internet, xưởng học thực hành cho các nghề cơ khí, điện và công trình, khu KTX cho HS-SVđã có. Xây dựng mới các công trình phụ trợ, công trình văn hoá, TDTT, vv.
– Bằng nguồn vốn Nhà nước và vốn tự có, đầu tư hàng tỷ đồng mua sắm các loại máy móc, thiết bị phục vụ giảng dạy lý thuyết và thực hành, trang thiết bị, dụng cụ, đồ dùng hành chính và lớp học, giáo trình, sách chuyên ngành cho thư viện trường.
– Tuyển dụng nhiều sinh viên đã tốt nghiệp chính quy loại khá, giỏi các trường đại học, các cán bộ, kỹ sư có nhiều kinh nghiệm đã kinh qua công tác ở các đơn vị về Trường giảng dạy. Tiếp tục gửi giáo viên các khoa đi học cao học. Đến năm 2008 cơ cấu đội ngũ CBQL và giáo viên Nhà trường đã đáp ứng cơ bản tiêu chí của một trường cao đẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT.
– Tổ chức, sắp xếp cơ cấu bộ máy tổ chức nhà trường đáp ứng nhu cầu đào tạo trình độ cao đẳng chuyên nghiệp.
– Mở rộng mặt bằng xây dựng Trường thêm 3 ha phía bắc, dọc theo Quốc lộ 1A, nâng tổng mặt bằng hiện có của Trường lên gần 7 ha. Điều này có ý nghĩa rất lớn cho việc nâng cấp trường thành trường Cao đẳng hiện tại và cao hơn trong tương lai.
Ngày 07 tháng 7 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 3766/QĐ-BGDĐT về việc thành lập Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Miền Trungtrên cơ sở Trường Trung học GTVT Miền Trung.
Ngày 11 tháng 7 năm 2008 Bộ Giao thông Vận tải đã ra Quyết định số 2046/QĐ-BGTVT về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và cơ cấu tổ chức Trường Cao đẳng GTVT Miền Trung.
Ngày 25 tháng 9 năm 2008, Lễ công bố quyết định thành lập Trường Cao đẳng GTVT Miền Trung trên cơ sở Trường Trung học GTVT Miền Trung được long trọng tổ chức.
Như vậy kể từ năm học 2008-2009, Trường chính thức gia nhập vào hệ thống giáo dục đại học, trên toàn quốc.
Nghiêm túc thực hiện lộ trình thành lập trường như đã cam kết với Bộ GD&ĐT, trong những năm gần đây, Trường đã có những bước đi vững chắc trên mọi phương diện:
Duy trì đào tạo có chất lượng các ngành nghề truyền thống ở các hệ TCN, SCN, TCCN và CĐCN theo hướng tăng dần quy mô đào tạo CĐCN. Năm học 2010-2011, năm thứ 3 đào tạo CĐCN, số lượng thí sinh trúng tuyển cao đẳng đăng ký vào nhập học các chuyên ngành tại trường đã vượt xa chỉ tiêu tuyển sinh.
Triển khai thực hiện cụ thể các bước đào tạo theo nhu cầu xã hội. Liên kết chặt chẽ với các đơn vị sản xuất trong công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sản xuất trong nước và xuất khẩu lao động. Tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp, tìm kiếm việc làm nhằm định hướng cho HSSV chọn được nghề cần học mà xã hội đang cần, những địa chỉ mà các em có thể tìm tới sau khi ra trường.
Hoàn thiện chương trình đào tạo các hệ TCCN và CĐCN cho các chuyên ngành đã mở theo Chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành. Mở thêm hệ đào tạo liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế và động viên, khuyến khích học sinh học tập nâng cao trình độ. Thực hiện chuyển đổi đào tạo cao đẳng chuyên nghiệp theo hệ thống niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ (bắt đầu áp dụng từ năm học 2011-2012).
Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Hầu hết các giáo viên trẻ khi về trường công tác trên 1-2 năm đều đã tốt nghiệp hoặc đang theo học cao học. Đến nay số lượng CBQL và giáo viên Nhà trường có trình độ thạc sĩ đã trên 40%, còn lại hầu hết đều tốt nghiệp đại học và đạt chuẩn.
Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. Công tác học kết hợp với hành nhằm củng cố kiến thức học lý thuyết, rèn luyện kỹ năng tay nghề của học sinh đặc biệt được Nhà trường quan tâm chỉ đạo thực hiện. Trong các năm qua, bằng nguồn kinh phí Nhà nước và nguồn tự có, nhà trường đã đầu tư hàng tỷ đồng để mua mới máy móc, thiết bị dạy học hiện đại. Bao gồm máy chiếu Projechre, máy vi tính, thiết bị thí nghiệm vật liệu XD và kiểm định chất lượng công trình, thiết bị trắc địa công trình, thiết bị dạy học cơ khí sữa chữa ôtô, máy xây dựng, điện dân dụng và công nghiệp, các loại máy hàn; dụng cụ, đồ dùng xưởng sửa chữa, các loại máy thi công công trình, vv. Các máy móc, thiết bị dạy học thực hành của trường đều mới, hiện đại, đồng bộ, đảm bảo cho học sinh khi ra trường dễ bắt nhịp, làm quen nhanh với máy móc, thiết bị thực tế mà các đơn vị sản xuất đang sử dụng.
Việc sử dụng công nghệ tin học, máy chiếu, bài giảng điện tử đã trở thành kỹ năng đối với mỗi giáo viên. Để làm được việc này, trong những năm qua Trường đã đầu tư mua sắm hàng trăm máy vi tính, máy chiếu các loại, lập mới cho các khoa các phòng học chuyên môn được trang bị đầy đủ thiết bị tin học, các phòng học vi tính, phòng internet tốc độ cao miễn phí cho HS-SV, lập mạng LAN nội bộ tới tất cả các phòng, khoa, ban của Trường.
Xây dựng mới và nâng cấp các phòng học lý thuyết và thực hành, xưởng thí nghiệm, xưởng sửa chữa; các công trình hạ tầng giao thông, thoát nước nội trường; các , công trình văn hóa, TDTT, Ký túc xá, nhà ăn CBVC và HSSV. Tất cả các công trình trên đã mang lại cho Trường một phong cách trẻ trung, một diện mạo hoàn toàn mới mẻ.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường lần thứ 15, nhiệm kỳ 2010-2015 đã xác định chiến lược phát triển Trường giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 là: Xây dựng Trường Cao đẳng GTVT Miền Trung phát triển toàn diện thành một trung tâm đào tạo có uy tín của khu vực và cả nước, từng bước kiện toàn bộ máy cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực của đội ngũ CBQL và giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất dạy học, tạo bước đệm quan trọng để Trường trở thành Trường Đại học trước năm 2020.
Trước mắt Trường sẽ tập trung vào hai khâu đột phá then chốt. Đó là: từ nay đến năm 2015, Trường sẽ gửi giảng viên đi đào tạo tiến sĩ cho các chuyên ngành đang đào tạo tại trường. Xúc tiến dự án xây dựng mới nhằm đáp ứng cơ bản về cơ sở vật chất cho một trường đại học như nhà giảng đường, thư viện bao gồm cả thư viện điện tử, các phòng thí nghiệm, công trình TDTT,…
Ngoài việc tăng cường hoàn thiện thể chế và nâng cao chất lượng đào tạo, sẽ mở thêm một số chuyên ngành đào tạo ở hệ cao đẳng chuyên nghiệp theo hướng liên thông dọc, liên thông ngang và một số chuyên ngành đào tạo mới theo nhu cầu xã hội như: Xây dựng dân dụng, Xây dựng cầu đường sắt, Kinh tế GTVT, Kinh tế xây dựng, Kế toán HCSN, Công nghệ thông tin, Ngoại ngữ, vv.., lấy đó làm cơ sở để mở các chuyên ngành đào tạo ở hệ đại học cho những năm 2015-2020 của trường đại học sau này.
Mặc dù còn rất nhiều khó khăn trước mắt, song với 40 kinh nghiệm trong sự nghiệp phát triển của mình, bằng trí tuệ và sự nhiệt tình, nổ lực học tập và lao động của tập thể CBVC và giáo viên nhà trường, chúng ta có thể tin tưởng rằng mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Nhà trường lần thứ 15 (nhiệm kỳ 2011 – 2015) sẽ sớm trở thành hiện thực.
NHỮNG THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
Qua 40 năm xây dựng và phát triển, Tr­ường đã lớn mạnh về mọi mặt, đặc biệt là về năng lực đào tạo. Quy mô đào tạo của Trường tăng lên hàng năm (ngày nay đã đạt tới 4000 HS-SV/năm) đã không ngừng bổ sung một lực l­ượng lao động có kỹ thuật đáng kể cho ngành GTVT và các ngành kinh tế khác trong khu vực (xem biểu đồ lưu lượng đào tạo qua các năm). Tính đến nay, Trư­ờng đã đào tạo đư­ợc 38 khoá – hệ CNKT với trên 21.000 công nhân kỹ thuật lành nghề, 7 khoá hệ TCCN với hơn 2500 học sinh TCCN đã tốt nghiệp và đang theo học ở Tr­ường và 3 khoá – hệ cao đẳng chuyên nghiệp. Bồi d­ưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho hơn 7.000 công nhân, cán bộ trong và ngoài ngành trên địa bàn khu vực. Từ năm 1994 đến nay Trường đã liên kết với Trường ĐH GTVT Hà nội đào tạo tại chức gần 1500 kỹ sư­ chuyên ngành XD cầu đường, máy xây dựng và kinh tế xây dựng.
Hầu hết học sinh của Trường khi tốt nghiệp ra trường đều tìm kiếm được việc làm ổn định. Một số nghề có nhu cầu xã hội học sinh khi học xong đều được các đơn vị sản xuất đến tận trường tiếp nhận đi làm việc ngay. Một số học sinh sau khi làm việc tại các đơn vị sản xuất một thời gian đã trở lại trường học tập nâng cao trình độ. Số lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường trong nhiều năm qua đã bổ sung một lực lượng đáng kể về cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật lành nghề cho ngành GTVT và các ngành kinh tế khác trong khu vực và cả nước.
Một thành công quan trọng trong những năm gần đây là Trường đã thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội, đặc biệt là đối với các lớp học sinh SCN, các hợp đồng đào tạo với các đơn vị sản xuất, hợp đồng liên danh, liên kết đào tạo, đào tạo theo chương trình các dự án, đào tạo các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội ngày càng tăng. Từ năm 2004-2006, Trường đã thực hiện tư vấn đào tạo dự án SEACAP10 (vốn do DFID tài trợ) đào tạo nâng cao năng lực cán bộ GTNT cho 3100 xã thuộc 23 tỉnh, thành trên cả nước. Năm 2010-2011, thực hiện nhiệm vụ được Bộ GTVT giao cho về việc đào tạo nâng cao năng lực thuộc dự án GTNT3 cho cán bộ cấp tỉnh, huyện thuộc 5 tỉnh ( Thanh hóa, Nghệ an, Hà tĩnh, Quảng bình, Quảng trị). Trường đã triển khai chương trình đào tạo đúng tiến độ, có chất lượng với số lượng 61 khoá học với 1704 lượt học viên tham dự. Kết thúc dự án, Trường đã được nhà tài trợ, chủ đầu tư đánh giá cao.
Kết hợp học với thực tế sản xuất nhằm rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho học sinh, Nhà tr­ường đã sớm đư­a sản xuất vào trư­ờng học. Tr­ường đã mạnh dạn nhận các công trình hoặc hạng mục công trình để thi công. Đến nay thầy và trò Nhà trư­ờng đã thi công, đại tu, sửa chữa trên 50 công trình lớn nhỏ các loại, đạt chất l­ượng cao, điển hình là:
– Thi công cầu Lau – Quốc lộ 1A (Thanh Hóa); thi công cầu Quỳnh Ngọc – Quỳnh Lư­u, Nghệ An; thi công cầu Diễn Hồng – Diễn Châu, Nghệ An; đại tu cầu Bùng- Quốc lộ 1A (Huyện Diễn Châu-NA); đại tu cầu Hoàng Mai; thi công cầu H­ưng Tân – H­ưng Nguyên, NA; thi công cầu Nam Đàn; thi công cầu Vĩnh Thành – Yên Thành, Nghệ An; Tham gia thi công cầu Sông Hiếu – Nghĩa Đàn, Nghệ An; thi công kè và rãnh thoát nư­ớc – Kỳ Anh, Hà Tĩnh; tham gia thi công cầu đ­ường sắt Yên Xuân – Nghệ An; thi công 3 cống thoát nước trên QL 1A – Quảng Bình; sữa chữa cầu Tân Xá, cầu Khe Thoong – Mư­ờng Xén, Nghệ An; tham gia thi công cầu cảng Chinh Phông – Hải Phòng; thi công đ­ường lánh nạn đèo Hải Vân; thi công cống Văn Sơn – Quốc lộ 7 (Đô Lương, Nghệ An); thi công cống dân sinh – QL46 (Thanh   Chư­ơng, Nghệ An); thi công 5 tuyến đư­ờng nhựa cho Huyện Nghi Lộc, Nghệ An; sửa chữa và nâng cấp cầu Hạ Vàng thuộc Huyện Can Lộc – Hà Tĩnh, và một số công trình cầu, đường, bến cảng khác.
Về công tác nghiên cứu khoa học: Trong những năm gần đây, Nhà trường đã chỉ đạo công đoàn, các phòng ban liên quan phát động phong trào NCKH, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật phục vụ công tác quản lí và đào tạo. Nhiều hội thảo chuyên đề, báo cáo khoa học cấp trường đã được tổ chức.
Từ con số không về chỉ tiêu ứng dụng tin học vào đầu năm 2006, đến nay trường đã đáp ứng cơ bản các tiêu chí ứng dụng tin học do Bộ GD&ĐT đưa ra. Trang Web của Trường được ra mắt nhằm cung cấp những thông tin về trường tới công chúng rộng rãi và phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo và tuyển sinh. Mạng thông tin nội bộ LAN của nhà trường được nối tới tất cả các máy của các bộ phận cho phép truy cập thông tin mạng 24/24 giờ và quản lí, khai thác thông tin nội bộ một cách hiệu quả nhất. Phòng internet tốc độ cao phục vụ miễn phí cho học sinh, sinh viên.
Nhiều sáng kiến, đề tài cải tạo, cải tiến thiết bị, máy móc cơ khí phục vụ giảng dạy, học tập và sản xuất đã được nghiên cứu triển khai mang lại hiệu quả tích cực. Điển hình là các đề tài như: Phục hồi, cải tiến máy xúc phục vụ đào tạo; Lập chương trình quản lý nhân sự, quản lý học sinh, quản lý thư viện; Thiết kế Website trường; Thiết lập các hình ảnh thi công công nghệ mới phục vụ công tác giảng dạy; Sử dụng hình ảnh thi công dầm cầu Supper-T vào giảng dạy môn XD cầu; đề tài Phát triển tiềm lực KH&CN trường Trung học GTVT Miền Trung đáp ứng nhiệm vụ đào tạo trình độ cao đẳng; Cập nhật các công nghệ kỹ thuật mới vào giảng dạy bằng phương tiện dạy học hiện đại; Kết hợp đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên với hoạt động học của HSSV trường Cao đẳng GTVT Miền Trung; Thiết kế mạch điện chống cháy động cơ điện 3 pha, vv. Các đề tài này đã được Hội đồng khoa học Nhà trường đánh giá có ý nghĩa thực tế và đã được triển khai ứng dụng tại trường.
Năm 2009 Trường được Bộ Lao động Thương binh & Xã hội và Bộ Giao thông vận tải giao trách nhiệm là cơ quan chủ đề tài cho 2 đề tài: Biên soạn “Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia nghề Trắc địa công trình” và biên soạn “Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, nghề trắc địa công trình”. Trường đã chủ động tổ chức thực hiện 2 đề tài trên đúng quy trình, có chất lượng. Các đề tài đều được Hội đồng thẩm định cấp Bộ đánh giá cao, đã được phê duyệt ban hành.
Năm 2010, Trường đã được Bộ GTVT giao là cơ quan chủ trì đề tài khoa học cấp bộ “ Nghên cứu sử dụng cát duyên hải miền Trung làm mặt đường bê tông cát trong xây dựng đường giao thông nông thôn”. Đề tài đã hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng và được Hội đồng thẩm định Bộ đánh giá cao.
Trên cơ sở những thành tựa đạt được, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường lần thứ 15, nhiệm kỳ 2010-2015 đã xác định chiến lược phát triển trường giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 là: Xây dựng trường Cao đẳng GTVT miền Trung phát triển toàn diện thành một trung tâm đào tạo có uy tín của khu vực và cả nước, từng bước kiện toàn bộ máy cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ CBQL và giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất dạy học, tạo bước đệm quan trọng để trường trở thành trường đại học trước năm 2020. Trước mắt trường sẽ tập trung vào hai khâu đột phá then chốt đó là: từ nay đến năm 2015, trường tạo điều kiện hết sức thuận lợi để cán bộ, giảng viên đi nghiên cứu sinh nhằm đào tạo đội ngũ có trình độ tiến sĩ thuộc các chuyên ngành đang đào tạo tại trường. Xúc tiến dự án xây dựng mới nhằm đáp ứng cơ bản về cơ sở vật chất của một trường đại học, bao gồm : giảng đường, thư viện, thư viện điện tử, các phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng, xưởng thực tập,…
Ngoài việc tăng cường và hoàn thiện thể chế và nâng cao chất lượng đào tạo, sẽ mở thêm một số chuyên ngành đào tạo ở hệ cao đẳng chuyên nghiệp theo hướng liên thông dọc, liên thông ngang và một số chuyên ngành đào tạo mới theo nhu cầu xã hội : Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Xây dựng cầu đường sắt; Kinh tế xây dựng giao thông; Kế toán – Kiểm toán; Kế toán HCSN; Công nghệ thông tin; Ngoại ngữ,… lấy đó làm cơ sở để mở các chuyên ngành ở hệ đại học cho giai đoạn 2015-2020 của trường đại học sau này.
Mặt dù còn rất nhiều khó khăn trước mắt, song với truyền thống 40 năm xây dựng và trưởng thành, bằng trí tuệ và sự nỗ lực  của tập thể CB, GV,VC và HS,SV nhà trường, trong tương lai gần trường bước tới sự hoàn thiện và phát triển.